fbpx
topbar

Mô hình bếp nhà hàng



Khuyến mãi tại Viễn Đông
1

Miễn phí vận chuyển quanh nội thành các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng…

2

Bảo trì sản phẩm trọn đời

3

Bảo hành 1 năm tối thiểu

4

Sữa chữa hàng hoá ngay cả khi không phải hàng của Viễn Đông bán

Thiết kế mô hình bếp nhà hàng như thế nào thì đơn giản, khoa học tiết kiệm chi phí mà năng suất hoạt động cao đang là vấn đề mà hầu hết các chủ hàng đang tìm hiểu. Hãy cùng Viễn Đông tham khảo về mô hình bếp thông minh được nhiều nhà hàng sử dụng hiện nay nhé.

Mô hình bếp nhà hàng

Những khu vực cơ bản trong bếp nhà hàng

Kể cả với nhà hàng lớn hay nhỏ đều phải thiết kế 5 khu vực này thì hoạt động mới ổn định và năng suất

  • Khu nhận hàng- khu kho 
  • Khu sơ chế
  • Khu nấu nướng
  • Khu phục vụ 
  • Khu vệ sinh 

Mô hình bếp nhà hàng

1-Khu nhận hàng- khu kho 

Khu nhận hàng là bộ phận hoạt động đầu tiên trong mô hình bếp nhà hàng, hàng được giao đến, nhân viện kiểm số lượng chất lượng qua việc cân sử dụng bàn cân inox, giá đựng nhựa để thực phẩm,…

Khu kho chứa là nơi để các thực phẩm khô, đông lạnh hay các dụng cụ dùng để đun nấu

Kho lạnh: chứa các nguyên liệu không cần sử dụng ngay nhưng phải bảo quản lạnh và đông lạnh như rau củ quả, các loại thực phẩm tươi  sống,.. Thiết bị bảo quản bao gồm: tủ lạnh, tủ mát công nghiệp, tủ cấp đông nhanh,… Tùy thuộc vào quy mô khu bếp mà bạn nên lựa chọn những thiết bị phù hợp nhất

Kho khô: lưu trữ những đồ hộp không cần sơ chế, bạn có thể sử dụng các kệ inox hay giá treo tường để bảo quản.

Kho chứa dụng cụ gồm bát dĩa, xoong nồi, dao kéo, khăn lau, trải bàn,…

Mô hình bếp nhà hàng

2-Khu vực sơ chế 

Sau khi lấy nguyên liệu cần thiết, công việc tiếp theo là sơ chế thực phẩm như nhặt các loại rau củ quả, thái, xay thịt, chặt xương,…rửa các nguyên liệu

Khu vực này nên thiết kế gần với nơi nhận hàng và kho chứa để thuận tiện cho việc di chuyển, sơ chế,nhanh chóng 

Thiết bị cần thiết ở đây bao gồm: máy thái thịt, máy xay thit, máy chặt xương, chậu rửa, rổ đựng,..

Mô hình bếp nhà hàng

3-Khu vực nấu nướng

Thực phẩm sau khi chế biến được nấu chín bởi những đầu bếp. Dù các đầu bếp giỏi hay chuyên nghiệp thì việc sử dụng thành thạo các loại thiết bị nấu nướng sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng món ăn hơn,..

Thiết bị cơ bản bao gồm: Lò nướng, bếp Á , bếp Âu, tủ nấu cơm công nghiệp, bếp chiên, bếp hấp, hệ thống hút khói,.. tất cả đều được làm bằng chất liệu inox cao cấp nên độ bền cao và hoạt động ổn định và năng suất.

Mô hình bếp nhà hàng

4-Khu vực phục vụ 

Nên được sắp xếp gần cửa ra và cạnh khu nấu để vừa tiện cho đầu bếp và nhân viên phục vụ. Thức ăn sau khi được nấu chín sẽ được đăt nên bàn inox, giá đẩy inox hay tủ chứa và hâm nóng đồ ăn,…

Mô hình bếp nhà hàng

5-Khu vệ sinh

Thiết kế tách biệt với khu nấu nướng, phục vụ, sau khi khách hàng dùng xong bữa, các dụng cụ ăn uống sẽ được chuyển vào khu vực này. Tại đây sẽ có thùng chứa đồ ăn thừa, bát đĩa sẽ được đưa vào máy rửa sau đó đưa sang tủ sấy bát đĩa công nghiệp để làm khô và cuối cùng là đặt lên giá inox. 

Mô hình bếp nhà hàng

Trên đây là quá trình xây dựng mô hình bếp nhà hàng thông dụng mà hiệu quả, bạn nên cân nhắc và tham khảo các thiết bị sao cho phù hợp với nhà hàng của mình.

Ưu điểm trong xây dựng mô hình bếp nhà hàng

Xây dựng mô hình bếp nhà hàng hoàn chỉnh sẽ giúp mọi hoạt động trở nên dễ dàng, không bị chồng chéo, ngắt quãng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Với thực phẩm đông lạnh từ kho đem ra sơ chế tại khu vực kế tiếp sau đó được mang đi chế biến trưng bày trong tủ phục vụ khách. Bát đĩa của khách khi dùng xong sẽ được đưa vào khu vệ sinh. Tất cả là chu trình khép kín tuần hoàn đơn giản tiết kiệm chi phí, thời gian. 

Mô hình bếp nhà hàng

Hãy cân nhắc lựa chọn những thiết bị phù hợp với quy mô số lượng nhân viên để tối ưu hóa mô hình bếp nhà hàng của bạn nhé!

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây
Nội dung đánh giá chi tiết viết ở đây

Đánh Giá Trung Bình

NAN/5

(0 nhận xét)

5
NAN%
4
NAN%
3
NAN%
2
0%
1
0%