Miễn phí vận chuyển quanh nội thành các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng…
Bảo trì sản phẩm trọn đời
Bảo hành 1 năm tối thiểu
Sữa chữa hàng hoá ngay cả khi không phải hàng của Viễn Đông bán
Sau khi hiểu được các tiêu chuẩn trong thiết kế và bố trí các khu trong bếp ăn canteen thì bước tiếp theo đó là lựa chọn cách bố trí bếp canteen. Cách bố trí bếp canteen sẽ phụ thuộc vào số lượng đối tượng cần phục vụ, diện tích nhà bếp, điều kiện của chủ đầu tư. Sau đây, Viễn Đông sẽ giới thiệu đến bạn một số cách bố trí bếp canteen thông dụng hiệu quả nhất.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 3 cách bố trí bếp ăn canteen là:
+ Kiểu ốc đảo
+ Kiểu phân khu
+ Kiểu dây chuyền sản xuất
Mỗi bếp ăn canteen sẽ phù hợp với một kiểu bố trí khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng về mặt lựa chọn cách bố trí như: số cửa trong bếp, đường điện, nước, diện tích khu vực bếp,… Hãy cùng tìm hiểu xem điều kiện căn bếp của bạn sẽ phù hợp với cách bố trí bếp canteen nào sau đây.
Xem thêm: >>>Giới thiệu đơn vị setup bếp canteen uy tín chất lượng
Ốc đảo là kiểu bố trí bếp được áp dụng rất phổ biến không chỉ ở các căn bếp canteen mà các nhà hàng, bếp ăn công nghiệp cũng rất hay sử dụng.
Quy trình setup nhà hàng theo cách này các dụng cụ, thiết bị nấu nướng sẽ được bố trí tập trung tại vị trí trung tâm của khu bếp. Các khu còn lại sẽ được bố trí xung quanh, ở phạm vi gian bếp theo một thứ tự nhất định để đảm bảo tính liên kết và dịch chuyển xoay vòng của thực phẩm, chén đĩa, vật dụng,…trong bếp.
Bếp canteen bố trí theo kiểu ốc đảo khá thuận lợi cho việc điều phối công việc, tạo không gian mở cho sự trao đổi, truyền đạt thông tin và giám sát tiến độ các công việc thực hiện đồng thời.
Đối với các bếp canteen theo kiểu phân khu thì các khu trong bếp sẽ được xếp theo 1 trật tự, các thiết bị phục vụ cho các khâu trong quá trình trong bếp được đặt dọc theo tường. Mỗi phân phân khu phải được bố trí theo một quy luật nhất định tạo sự lưu thông tốt trong bếp.
Bố trí bếp theo kiểu phân khu sẽ tạo thuận lợi cho việc thông tin và giám sát trong bếp canteen bởi vì không gian ở giữa bếp được để trống. Nếu biết cách sắp xếp hợp lý, bố trí bếp kiểu này còn giúp cho việc di chuyển giữa các khu dễ dàng, không bị chồng chéo, tiết kiệm nhiều công năng.
Bố trí bếp ăn canteen theo kiểu dây chuyền sản xuất được áp dụng nhiều và rộng rãi nhất đối với các bếp ăn canteen hiện nay. Bởi đặc điểm phục vụ cho số lượng thực khách đông và yêu cầu phục vụ nhanh gọn lẹ, số đầu món ra không yêu cầu đa dạng và cầu kì.
Theo cách bố trí này, các thiết bị bếp nhà hàng, công nghiệp trong khu bếp được bố trí theo hàng dọc với khu sơ chết ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là khu chế biến và cuối cùng là khu ra hàng. Cách bố trí này giúp cho đầu bếp có thể nhanh chóng chuyển thức ăn qua các khu vực.
Điều này giúp tối ưu hóa năng suất đồng thời tạo điều kiện cho việc lưu thông, thông tin liên lạc dễ dạng. Ngoài ra, các thiết bị có thể được sắp đặt cùng nhau, giúp tiết kiệm không gian cho căn bếp.
Ngoài 3 cách bố trí bếp trên hiện nay còn một số cách bố trí bếp khác được áp dụng để phù hợp với diện tích bếp chẳng hạn như chữ L, chữ U, thực chất cũng là 1 dạng bố trí theo kiểu dây chuyền.
Để lựa chọn được kiểu bố trí bếp thích hợp, bạn cần chú ý đến một vài đặc điểm của bếp. Tuy nhiên dù thế nào yếu tố công năng vẫn là yếu tố quyết định đến cách bố trí thiết bị trong bếp.
Xem thêm: >>>Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thiết kế lắp đặt bếp canteen<<<
Yếu tố công năng được hiểu là việc làm sao để nhân viên sử dụng ít sức lực nhất để hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Yếu tố này được thể hiện một phần trong việc phân chia khu trong bếp và lựa chọn cách sắp xếp.
Việc chú trọng đến yếu tố công năng nghĩa là người thiết kế bếp luôn phải nghĩ đến sự thuận tiện và hiệu quả khi bố trí bất kỳ thiết bị nào. Hay nói cách khác, bố trí như thế nào để thiết bị bếp inox phù hợp nhất và thân thiện nhất đối với người sử dụng.
Một số ví dụ được đưa ra cho việc thiết kế bố trí bếp ăn theo yếu tố công năng là:
+ Việc bố trí các bàn cao trong khu sơ chế, giúp cho người chế biến có thể thoát mái đứng chế biến mà không phải khom lưng.
+ Hệ thống chiếu sáng trong bếp được đặt đúng nơi, đúng chỗ, chọn loại ánh sáng trắng tạo điều kiện cho nhân viên nhìn rõ việc họ đang làm đồng thời giảm thiểu tai nạn hay chấn thương.
+ Thiết kế treo giá để bát vừa tầm tay với đặt sát tường trong khu vực rửa bát diệt khuẩn để tiết kiệm thời gian công sức của nhân viên rửa bát.
Tuy nhiên bạn biết đấy, để tạo nên sự thuận tiện thì sẽ đòi hỏi một chi phí tương ứng. Nhược điểm của việc bố trí theo công năng là yếu tố chi phí. Đây không hẳn là phương án rẻ nhất bởi vì việc tối ưu hóa chi phí hoạt động của khu bếp đòi hỏi một chi phí đầu tư ban đầu cao cho việc thiết kế và đầu tư trang thiết bị hiện đại ban đầu.
Việc lựa chọn cách bố trí bếp ăn không phải điều dễ dàng mà bạn cần xem xét nhiều yếu tố tác động khác nhau. Để cân bằng được chi phí đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất, bạn hãy cùng Viễn Đông tìm hiểu về Tìm hiểu về các thiết bị cần có trong bếp canteen trường học, bệnh viện.
NAN/5