Miễn phí vận chuyển quanh nội thành các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng…
Bảo trì sản phẩm trọn đời
Bảo hành 1 năm tối thiểu
Sữa chữa hàng hoá ngay cả khi không phải hàng của Viễn Đông bán
Chia khu, thiết kế bếp sao cho khoa học là một phần quan trọng trong chú ý khi chuẩn bị setup bếp nhà hàng. Hãy cùng cokhiviendong.com tìm hiểu cách phân chia các khu vực trong bếp nhà hàng sao cho khoa học nhất nhé!
Contents
Tại sao lại là các khu vực “nên” có trong bếp nhà hàng? Bởi lẽ, không phải nhà hàng nào cũng đủ diện tích hay đủ các nguồn lực để phân biệt thành từng khu vực riêng biệt. Nhưng nếu có thể thiết kế, xây dựng được càng nhiều khu vực quan trọng thì các nhà hàng vẫn nên làm. Dưới đây là một số khu vực “nên” có trong bếp:
Một khu vực quan trọng khi thiết kế bếp nhà hàng cần phải được nhắc đến đầu tiên chính là nơi bảo quản thực phẩm. Là khu vực quan trọng, có chức năng bảo quản thực phẩm, các loại hàng hóa để phục vụ việc chế biến trong bếp nhà hàng chính vì thế khu vực này phải được thiết kế rộng rãi gọn gàng, có vị trí hợp lý, thuận tiện trong việc lấy thực phẩm.
Hiện nay, kho lưu trữ hàng hóa, thực phẩm tại các nhà hàng nhỏ thường được giảm diện tích một cách đáng kể. Sở dĩ như vậy là bởi vì ngoài các loại thực phẩm cần bảo quản nơi khô ráo như: gạo, bột, các loại củ quả dễ mọc mầm… thì các loại rau củ quả, thực phẩm sử dụng một vài ngày hay bảo quản đông lạnh thường được để trong các loại tủ lạnh công nghiệp hay bàn mát, bàn đông.
Các thiết bị bảo quản kể trên, nếu như thiết kế ngay tại khu vực sơ chế nên bạn có thể tiết kiệm được một khoảng diện tích, không gian khá lớn trong bếp.
Các thiết bị như: chậu rửa công nghiệp, kệ inox để đồ, máy thái rau củ quả, dao thớt các loại, thùng rác,… Lưu ý rằng hãy bố trí các giá để, chậu rửa, vị trí treo các loại dao vừa tầm với các nhân viên trong bếp, điều này sẽ đảm bảo cho việc thuận tiện lấy các đồ vật khi cần, ngoài ra cũng có thể đảm bảo an toàn hơn cho mọi người trong bếp.
Các vật dụng được sử dụng cũng nên là những thiết bị chuyên dụng như: chậu rửa nên là loại chậu rửa inox công nghiệp chất lượng cao, có lòng chậu rộng hơn, lớn hơn, dầy dặn, chắc chắn, đa dạng về số hố rửa, sẽ giúp tăng hiệu suất công việc, đảm bảo được tuổi thọ cao.
Và điều quan trọng nhất là hãy sắp xếp vị trí của chúng một cách khoa học, vừa không gây cản trở, khó khăn, bất tiện vừa giúp tăng hiệu suất công việc của những nhân viên trong bếp nhé!
Là nơi quan trọng bậc nhất trong số các khu vực trong thi công bếp nhà hàng quyết định đến sự thành công của mỗi món ăn nên việc sắp xếp vị trí hay việc lựa chọn các thiết bị chuyên dụng để phục vụ nấu nướng luôn được các nhà hàng ưu tiên hàng đầu. Tùy vào đặc điểm, mục đích, không gian của mỗi nhà hàng mà khu bếp nấu cũng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là 3 mô hình bếp nhà hàng áp dụng nhiều nhất.
Khu chế biến đặt ngay chính giữa
Với thiết kế kiểu ốc đảo, bếp đặt ở vị trí chính giữa sẽ tạo điều kiện trao đổi, truyền đạt, order, giám sát. Với kiểu thiết kế này, bạn phải đảm bảo rằng không gian bếp của bạn đủ lớn, đủ rộng, chính vì thế nếu bạn là chủ một nhà hàng nhỏ thì hãy nên cân nhắc kĩ trước khi áp dụng thiết kế này.
Khu bếp nấu đặt theo dây chuyền
Nếu như bạn muốn tìm một giải pháp phục vụ nhanh cho việc khách tại nhà hàng của bạn quá đông thì đây là một kiểu thiết kế khá phù hợp đấy! Với cách bố trí này, các thiết bị bếp công nghiệp sẽ được bố trí theo hàng dọc với khu khu sơ chết ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là khu chế biến và cuối cùng là khu ra hàng.
Việc sắp đặt theo dây chuyền sẽ giúp tiết kiệm được một khoảng không gian bếp khá lớn. Tuy là một giải pháp giúp nhà hàng của bạn có thể phục vụ nhanh hơn nhưng nếu số lượng thức ăn trên menu quá nhiều thì kiểu thiết kế này cũng không phải là lựa chọn tốt đâu!
Cách bố trí bếp nhà hàng phù hợp sẽ góp phần đem lại sự thành công trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Đây là khu vực tập trung của tất cả các loại bát đĩa, xoong nồi bẩn đã qua sử dụng để tiến hành vệ sinh làm sạch. Tại đây, các thiết bị như: chậu rửa bát công nghiệp, kệ bếp inox, các loại máy hỗ trợ rửa bát khác… Và hãy đảm bảo rằng khu vực trong bếp nhà hàng này phải phân cách hoàn toàn với khu sơ chế, không dùng chậu rửa sơ chế để rửa bát, tránh trường hợp lây nhiễm vi khuẩn chéo.
Đây là nơi bạn sẽ đặt, để thức ăn sau khi chúng đã được nấu nướng và trang trí. Với khu vực trong bếp này, chỉ cần những chiếc kệ để thức ăn chắc chắn, sạch sẽ là bạn đã có khu ra hàng khá ổn cho bếp của mình rồi đấy!
Nhiều bếp tại các nhà hàng Việt thường bỏ qua việc thiết kế một khu vực riêng cho nhân viên nhưng tại các nhà hàng đạt chuẩn trên thế giới lại rất coi trọng khu vực này. Đây là khu vực nhân viên dùng để thay đồ, thực hiện các nhu cầu cá nhân, giúp mọi người trong bếp thoải mái hơn. Vì vậy nên khi lựa chọn bản vẽ thiết kế bạn đừng nên bỏ qua khu vực này.
Trên đây là các khu vực trong bếp nhà hàng nên có, tuy nhiên khi lựa chọn tư vấn thiết kế bếp nhà hàng, bạn hãy cố gắng cân đối giữa không gian bếp với nguồn ngân sách, và hoạt động của nhà hàng của bạn để sao cho mọi thứ có thể cân đối, hài hòa với nhau.
Ngoài ra, khi lựa chọn các thiết bị sử dụng trong bếp nhà hàng bạn nên lựa chọn những loại được làm từ inox chất lượng cao, phù hợp với môi trường, đặc điểm khu vực bếp. Nếu như bạn đang có ý định thuê một đơn vị thiết kê bếp nhà hàng thì hãy chọn một nơi vừa có thể thiết kế, vừa cung cấp những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng. Điều này sẽ tránh cho bạn việc mua phải các loại hàng nhái, kém chất lượng.
Tham khảo: >>> Đâu là đơn vị có dịch vụ thiết kế bếp nhà hàng tốt nhất hiện nay? <<<
Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các sản phẩm thiết bị bếp công nghiệp ra thị trường, Cơ khí Viễn Đông hoàn toàn đủ tự tin có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng hàng đầu cho các căn bếp tại các nhà hàng. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các khu vực trong bếp nhà hàng cần có!
NAN/5