- 250 gram bột gạo tẻ khô
- 45 gram bột năng khô
- 45 gram tinh bột khoai tây hoặc 50gram tinh bột bắp. Nếu không có hai loại bột này thì thay bằng
- 45 gram bột gạo tẻ khô.
- 1 nhúm nhỏ muối nếu muốn bánh có vị hơi đậm một chút
- 1 – 1.1 lít nước
Miễn phí vận chuyển quanh nội thành các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng…
Bảo trì sản phẩm trọn đời
Bảo hành 1 năm tối thiểu
Sữa chữa hàng hoá ngay cả khi không phải hàng của Viễn Đông bán
Khắt khe trong khâu chọn gạo, làm bột, cùng kỹ thuật tráng bánh khéo léo giúp người Thanh Trì, Hà Nội tạo nên nét riêng cho món bánh cuốn cổ truyền và lưu giữ đến ngày nay.
Gia đình bà Hoàng Thị Lan ở phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội có 4 đời làm bánh cuốn. Theo bà, để bánh không dính mà nở và giòn, người làm phải chọn được loại thóc cũ, khi hạt gạo đã hết nhựa. Loại gạo bà thường dùng là gạo khang dân, được đặt mua từ những vùng trồng quanh Hà Nội. Gạo này nên lấy từ lúa gặt ở mùa trước, khi chuẩn bị làm bánh mới đem ra xát sạch trấu, sạn.
Để bột bánh mượt, không chua, gạo cần ngâm khoảng 3 giờ rồi đem xay thành bột, sau đó ngâm tiếp với nước sạch 2-3 giờ. Lúc bột đã lắng, người làm chắt bỏ nước cũ, pha thêm nước sạch theo đúng tỷ lệ.
Bà Lan chia sẻ, bí quyết pha bột tráng bánh ở Thanh Trì là thêm chút bột năng (bột đao) và muối ăn theo tỷ lệ nhất định để bánh có độ dẻo, dai. Đây cũng là khâu quyết định chất lượng bánh. Tỷ lệ bột và nước phải phù hợp, không quá đặc hay loãng. Ngoài ra, nếu thêm nhiều bột năng, bánh sẽ bị cứng.
Cách 1: Nhanh và tiện nhất.
Dùng bột bánh cuốn loại pha sẵn ở siêu thị pha theo tỷ lệ hướng dẫn nhưng để ít nước hơn một chút. Khi tráng bánh cuốn thấy bánh dày quá thì cho thêm nước, bánh bị nhão quá thì cho thêm bột khô vào là được.
Cách 2: Công thức tự pha bột bánh cuốn
Bột sau khi khuấy đều với nước thì để nghỉ khoảng vài giờ trước khi tráng. Có thể ngâm qua đêm trong thời tiết khí hậu không quá nóng.
Khi tráng thử thấy chưa đủ độ dai thì cho thêm chút bột năng.
– Bột năng giúp cho bánh có vị hơi dai và dẻo, tuỳ khẩu vị của gia đình mà bạn có thể thay đổi lượng bột trong công thức.
Ví dụ nếu muốn bánh dai nhiều hơn thì tăng bột năng và giảm bột gạo (giữ nguyên tổng lượng bột).
– Lượng nước trong công thức có thể thay đổi tuỳ vào chất lượng bột. Độ lỏng của bột quyết định khá lớn độ mềm và mỏng của vỏ bánh.
Bột càng nhiều nước, càng loãng thì vỏ bánh càng dễ mỏng và mềm hơn NHƯNG nếu quá loãng, bánh sẽ lâu chín, khó tráng và dễ rách. Với lượng bột trên, mình thường dùng 1.1 lít nước. Nhưng mình thường chỉ pha bột với 1 lít nước. Sau đó tráng thử bánh, nếu thấy bánh dày quá và khó đổ bánh thì từ từ thêm nước cho tới khi bánh mỏng như ý muốn.
Nếu bạn lỡ tay pha bột quá loãng thì thêm vào một chút bột gạo tẻ là được.
Với kinh nghiệm lâu đời, bà Lan cho biết, nghề làm bánh cuốn cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Trời giao mùa bánh khó tráng, trời nồm bột khó lắng, bánh chảy dài, trời nóng thì xay bột xong phải tráng luôn để bánh không bị chua. Ngoài ra, vải khuôn, dụng cụ tráng bánh cũng phải vệ sinh sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
Trước đây, gia đình bà Lan vẫn sử dụng bếp than để tráng bánh. Nhược điểm của bếp than là độ lửa không đều, lúc lửa yếu, bánh khó chín.
Nhưng bây giờ, bà sử dụng nồi tráng bánh cuốn bằng điện. Nước trong nồi làm bánh cuốn điện sôi đều ổn định, thao tác theo đó mà nhanh hơn. Bên cạnh nguyên liệu, bánh cuốn ngon hay không còn phụ thuộc vào kỹ thuật của người tráng bánh. Các thao tác như đổ bột, xoa bột phải khéo léo để bánh chín đều, phồng, có độ dai.
Thêm chút bột năng (bột đao) và muối ăn theo tỷ lệ nhất định để bánh có độ dẻo, dai.
Không. Bột bánh cuốn pha sẵn phù hợp cho người làm bánh cuốn tại nhà, số lượng ít. Các quán bánh cuốn nóng nên tự làm bột bánh cuốn cho tiết kiệm và căn chỉnh tỷ lệ pha bột thích hợp nhất.
Xem thêm: bàn đông, bàn lạnh, bàn mát, bàn salad, tủ đông công nghiệp, tủ lạnh công nghiệp, setup bếp nhà hàng, lò nướng pizza, tủ trưng bày bánh kem, mua nồi làm bánh cuốn, máy hút chân không công nghiệp
NAN/5