topbar

Tại sao sấy cà phê lại là công đoạn quan trọng nhất sau khi thu hoạch?

Với người trồng cà phê, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê thì công đoạn sấy cà phê là vô cùng quan trọng. Bởi chính vì công đoạn sấy này sẽ quyết định đến hương vị, chất lượng và hạn sử dụng của cà phê. Vậy tại sao công đoạn sấy lại quan trọng đến vậy và tiêu chí nào để đánh giá cà phê được sấy đạt chuẩn? Cùng cokhiviendong.com tìm hiểu nhé!

sấy cà phê

Hậu quả tiêu cực do thiếu công đoạn sấy cà phê 

Để hiểu rõ tầm quan trọng của việc sấy hạt cà phê, chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề mà cà phê sẽ phải đối mặt khi không được sấy.

1. Nguy cơ vi sinh vật xâm nhập làm hỏng cà phê

Xung quanh chúng ta có rất nhiều các loại vi sinh vật gây hại. Chúng ở khắp mọi nơi, nhất là ở trong môi trường đất và không khí. Chính vì vậy, sau mỗi khi thu hoạch cà phê ở trên cây cũng đồng nghĩa với việc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nhân cà phê.

cà phê sẽ bị hỏng nếu không được sấy

Chính vì vậy, nếu cà phê không được sấy ở nhiệt độ cao sẽ không thể diệt được đa số các loại vi sinh vật có hại như: vi khuẩn, nấm mốc, nấm men, vi rút và kí sinh. Và hậu quả là cà phê sẽ bị nấm mốc, thối rữa.

2. Mất cân bằng độ ẩm

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cà phê sau khi thu hoạch đó chính là độ ẩm. Độ ẩm của cà phê quyết định rất nhiều tới thời hạn sử dụng của cà phê và gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của các vi sinh vật có hại khác.

Cà phê bị chua

Theo đó, khi cà phê không được sấy để đạt được độ ẩm tiêu chuẩn thì rất có thể sẽ mất đi vị chua thanh và thay vào đó là vị chua gắt do lên men. Cùng với đó là các tình trạng giảm hương vị, mùi vị của cà phê và thậm chí tình trạng thối rữa cũng có khả năng cao xảy ra.

3. Mất giá trị kinh tế vốn có 

Quy trình chế biến cà phê được tổ chức và thực hiện rất nghiêm ngặt và những người sản xuất, chế biến cà phê luôn phải tuân thủ các quy trình đó để đảm bảo cà phê sau khi sản xuất đạt đủ chất liệu. Trong quá trình chế biến đó thì có bao gồm cả các quy định về sấy cà phê.

cà phê không đảm bảo chất lượng

Chính vì vậy nếu thiếu đi công đoạn sấy thì cà phê sẽ hoàn toàn vô giá trị bởi không đảm bảo được chất lượng, hương vị và các quy trình chế biến chung.

Tiêu chuẩn về độ ẩm của công đoạn sấy cà phê

Chỉnh bởi những tình trạng bất lợi mà cà phê sẽ gặp phải nên các nhà sản xuất và chế biến đã đưa ra tiêu chí đánh giá sấy cà phê chung. Dựa vào tiêu chí này chúng ta sẽ xác định được lô hàng cà phê này có đạt chuẩn trong công tác sấy bảo quản hay không.

Một hạt cà phê sau khi hái chín thường có độ ẩm trung bình đạt từ 45 – 55%. Đây là độ ẩm quá lớn và không thể duy trì hương vị thơm ngon nguyên vẹn của các giống Arabica và Rosbuta.

hạt cà phê tiêu chuẩn

Để có thể giữ được chất lượng của các hạt cà phê thì công đoạn sấy cần làm giảm độ ẩm trong hạt cà phê xuống còn từ 9 – 12,5%. Điều đặc biệt là các nhân cà phê rất dễ bị ẩm trở lại nên các nhà sản xuất thường sử dụng các biện pháp hút ẩm hoặc sấy lại sau mỗi lần vận chuyển.

Như vậy bạn đã biết được tầm quan trọng của công đoạn sấy cà phê rồi chứ? Đảm bảo tốt công tác sấy sẽ giúp bảo quản chất lượng cà phê. Hãy luôn nhớ điều này nhé!

Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sau.